Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Data Mining là gì?


Data Mining - Khai thác dữ liệu là gì?


Tổng quan

Nói chung, data mining (đôi khi được gọi là data hoặc knowledge discovery) là quá trình phân tích dữ liệu từ những quan điểm khác nhau và tổng kết nó thành thông tin hữu ích - thông tin có thể được sử dụng để tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, hoặc cả hai. Data Mining Software là một trong một số công cụ để phân tích dữ liệu. Nó cho phép người sử dụng để phân tích dữ liệu từ nhiều khía cạnh hoặc góc độ khác nhau, phân loại, và tổng kết các mối quan hệ xác định. Về mặt kỹ thuật, data mining là quá trình tìm kiếm các mối tương quan hoặc mô hình trong số hàng chục trường trong cơ sở dữ liệu quan hệ lớn.

 Đổi mới liên tục

Mặc dù data mining là một thuật ngữ tương đối mới, nhưng về mặt công nghệ thì không hề mới. Các công ty đã sử dụng sức mạnh của máy tính để sàng lọc thông qua khối lượng dữ liệu máy quét siêu thị và phân tích các báo cáo nghiên cứu thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đổi mới liên tục trong sức mạnh xử lý máy tính, lưu trữ đĩa, và phần mềm thống kê đang tăng đáng kể độ chính xác của phân tích trong khi giảm thiểu các chi phí.

Ví dụ

Ví dụ, một trong những chuỗi cửa hàng Midwest sử dụng sức mạnh data mining của phần mềm Oracle để phân tích mô hình mua hàng ở địa phương. Họ phát hiện ra rằng khi người đàn ông đã mua tã vào thứ Năm và thứ Bảy, họ cũng có xu hướng mua bia. Phân tích sâu hơn cho thấy rằng những người mua sắm thường đi mua sắm tạp phẩm hàng tuần của họ vào ngày thứ Bảy. Vào ngày thứ Năm, họ chỉ mua một vài mặt hàng. Các nhà bán lẻ đã kết luận rằng họ đã mua bia để sẵn sàng cho ngày cuối tuần sắp tới. Các chuỗi cửa hàng có thể sử dụng thông tin này mới được phát hiện trong nhiều cách khác nhau để tăng doanh thu. Ví dụ, họ có thể di chuyển gian hàng bia gần hơn với gian hàng tã. Và, họ có thể chắc chắn rằng bia và tã đã được bán nhiều hơn vào thứ Năm.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Mặt Trăng được hình thành như thế nào?

Sau khi Mặt Trời bắt đầu tỏa sáng, các hành tinh của hệ Mặt Trời bắt đầu hình thành. Nhưng phải mất thêm khoảng hàng trăm triệu năm sau thì Mặt trăng của Trái Đất mới xuất hiện và tồn tại đến ngày nay. Có ba giả thuyết chính về sự hình thành của các vệ tinh của các hành tinh: Giả thuyết vụ va chạm lớn, giả thuyết cùng hình thành và giả thuyết bắt giữ.

Giả thuyết vụ va chạm lớn

Đây là giả thuyết thịnh hành của cộng đồng khoa học. Giống như các hành tinh khác, Trái Đất được hình thành từ các đám mây bụi và khí còn sót lại đang quay xung quanh Mặt Trời trẻ mới hình thành . Hệ Mặt Trời thời kì đầu là một vùng hỗn loạn, và một số lượng lớn các vật thể đã được tạo thành nhưng không bao giờ trở thành trạng thái một hành tinh đúng nghĩa. Theo giả thuyết vụ va chạm lớn, một trong số các vật thể đó đã va vào Trái Đất không lâu sau khi hành tinh này hình thành.
Được gọi với cái tên Theia, một vật thể có kích cỡ Sao Hoả đã va chạm với Trái Đất, thổi bay các khối vật chất của vỏ hành tinh trẻ này vào không gian. Lực hấp dẫn liên kết các mảnh vật chất này lại với nhau, tạo thành một trong những mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời quay xung quanh hành tinh chủ của nó. Kiểu hình thành này đã có thể giải thích tại sao mặt trăng được tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố nhẹ, làm nó ít đặc hơn Trái Đất - vật chất hình thành nên mặt trăng đến chủ yếu từ vỏ Trái Đất khi chúng rời khỏi lõi đá của hành tinh sơ khai. Khi vật chất quy tụ xung quanh phần còn lại của lõi Theia, chúng có thể đã tập trung gần mặt phẳng hoàng đạo của Trái Đất, là đường đi của Mặt Trời trên bầu trời, và cũng là nơi Mặt Trăng di chuyển ngày nay.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Liệu Mặt Trăng của chúng ta có nguồn gốc từ một vụ va chạm kinh hoàng giữa Trái Đất và Theia? Image credit: NASA / JPL-Caltech.

Giả thuyết cùng hình thành

Các mặt trăng cũng có thể cũng hình thành cùng một thời gian với các hành tinh. Theo lời giải thích như vậy, lực hấp dẫn có thể đã khiến vật chất trong Hệ Mặt Trời thời kỳ đầu kết tụ lại trong cùng một khoảng thời gian khi lực hấp dẫn kéo các hạt lại với nhau để hình thành Trái Đất. Một mặt trăng như vậy có thể có thành phần cấu tạo rất giống với hành tinh, và có thể giải thích được vị trí hiện tại của mặt trăng. Tuy nhiên, mặc dù Trái Đất và Mặt Trăng chia sẻ cùng nhau khá nhiều vật chất, thì mật độ vật chất của Mặt Trăng lại bé hơn Trái Đất của chúng ta, khiến cho giả thuyết này có thể không phải là trường hợp của Mặt Trăng ngoại trừ khi cả hai cùng bắt đầu với cùng thành phần nặng tại lõi của nó.

Giả thuyết bắt giữ

Có lẽ lực hấp dẫn của Trái Đất đã bắt một vật thể đi qua, như điều đã xảy ra với các mặt trăng khác trong Hệ Mặt Trời, chẳng hạn như các mặt trăng của Sao Hỏa là Phobos và Deimos. Theo giả thuyết bắt giữ, một thiên thể đá được hình thành ở đâu đó trong Hệ Mặt Trời có thể đã bị kéo vào quỹ đạo xung quanh Trái Đất. Giả thuyết bắt giữ có thể giải thích được sự khác nhau về thành phần của Trái Đất và Mặt Trăng. Tuy nhiên, một vệ tinh như vậy thường có hình dạng kì dị chứ không phải dạng hình cầu như Mặt Trăng. Đường đi của chúng cũng không có xu hướng nằm trên cùng mặt phẳng hoàng đạo của hành tinh mẹ, cũng không giống như Mặt Trăng của chúng ta.
Mặc dù giả thuyết cùng hình thành và giả thuyết bắt giữ cùng giải thích các thành phần tồn tại trên Mặt Trăng, thì chúng vẫn để lại rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Cho đến hiện tại, giả thuyết vụ va chạm lớn dường như trả lời được rất nhiều các câu hỏi, giúp nó trở thành mô hình tốt nhất phù hợp với những bằng chứng khoa học về cách mà Mặt Trăng được tạo thành.
Theo Vật lý thiên văn | Space.com

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

4 giai đoạn của cuộc sống

 4 giai đoạn của cuộc sống


Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.


4 giai đoạn của cuộc sống

Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?
Giai đoạn 1: Bắt chước người khác
Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.
Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.
Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.
Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.
Trong một cá nhân lành mạnh "bình thường", Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.
Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.
Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.
Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân
Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.
Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử "quan hệ" với người lạ xem sao.
Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.
Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.
Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.
Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.
Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.
Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn - hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.
Có những người "cứ mãi khởi nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những "diễn viên đầy tham vọng" vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố "lau chùi" những sai lầm như thể "giải phóng" sự tiêu cực vào trụ, hoặc "thanh trừng" tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.
Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.
Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.
Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý
Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.
Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.
Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.
Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.
Đối với những người "bình thường", Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.
Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.
Giai đoạn 4: Di sản
Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.
Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.
Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.
Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.
Bài học cần rút ra là gì?
Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.
Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.
Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc - tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.
Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.
Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.
Xung đột giữa các giai đoạn
Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.
Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.
Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.
Giá trị của chấn thương tâm lý
Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chưa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.
Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.
Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẩm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.
Điều gì làm chúng ta mắc kẹt
Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.
Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.
Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.
Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.
Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.
Theo Readstation

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Phân tích Purchasing trong Bán lẻ

Phân tích Purchasing trong Bán lẻ


Đối với ngành Retail, việc phân tích và tối ưu hóa quy trình mua hàng là hết sức cần thiết và là yếu tố thiết yếu để thúc đẩy việc quản lý hàng bán ra kịp thời cũng như hàng tồn được giải quyết triệt để.
Dưới đây là các yếu tố cơ bản cần phân tích đối với lĩnh vực Purchasing như sau:
Về chiều phân tích (Dimension):

  • Đầu tiên là về sản phẩm nào cần mua (Product)
  • Mua từ nhà cung cấp nào (Vendor)
  • So sánh giá của những nhà cung cấp khác nhau (Price)
  • Phương thức thanh toán như thế nào (Payment)
  • Phương thức giao hàng ra sao (Delivery)
  • Có những kênh nào để lựa chọn mua hàng (Channel)
  • Theo dõi nhà cung cấp đó có giao đúng thời gian hay không (Late)
  • Khi mua hàng có phải đặt tiền cọc trước hay không (Prepayment)
  • Tình trạng đơn mua hàng hiện tại ra sao (Status)
  • Hàng hóa khi giao có bị trả lại hay không (Return)
  • Hay nhà cung cấp có chương trình giảm giá hay không (Discount)

Về các Measure cần phân tích: 
Sử dụng các Dimension đã có sẽ tách ra các hướng phân tích để lên report như sau:

  • Thời gian cần phân tích (Time)
    • Thời gian theo kế hoạch (Target)
    • Thời gian trong năm/quý/tháng/tuần/ngày hiện tại (Current)
    • Thời gian của năm/quý/tháng/tuần trước (Last)
    • Thời gian lũy kế tính từ đầu năm/quý/tháng tính đến hiện tại (Accumulation)
  • Tổng số tiền mua hàng là bao nhiêu (Amount)
  • Tổng tiền cần thanh toán trước cho nhà cung cấp là bao nhiêu theo (Prepayment)
    • Ngày (Date)
    • Số tiền (Amount)
  • Tình trạng hóa đơn mua ảnh hưởng thế nào (Status)
  • Số lượng hàng hóa được giao có đủ quy định (Quantity)
  • Chất lượng hàng hóa được giao như thế nào (Quality)
  • Bao nhiêu đơn hàng được giao theo (Late)
    • Đúng thời hạn (Ontime)
    • Trễ bao nhiêu ngày, bao nhiêu lần (Days/Times)
    • Giao sớm
  • So sánh giá của từng nhà cung cấp, và giá đó có đính kèm (Price)
  • Thuế (VAT)
  • Giảm giá, chiết khấu (Discount)
  • Chi phí giao hàng (Delivery Cost)
  • Đánh giá nhu cầu cần mua hàng của doanh nghiệp (Demand)
  • Bao nhiêu hàng bị trả lại và lý do (Return)
    • Lượng hàng bị trả lại (Quantity)
    • Lý do trả lại (Reasion): Hàng lỗi, hàng vỡ, sai quy định...
  • Lập KPIs để theo dõi đơn hàng và nhà cung cấp

~~~Mai Huynh~~~

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

CÁC LOẠI BẢNG FACT TRONG DATA WAREHOUSE

CÁC LOẠI BẢNG FACT TRONG DATA WAREHOUSE

Một bảng sự kiện (fact table) là một bảng gồm các phép đo (measure), số liệu (metrics) hoặc sự kiện (fact) của quy trình kinh doanh (business process). Những giá trị định lượng này được sử dụng để biết được business value của doanh nghiệp và để dự báo kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp đó.
Các loại bảng fact khác nhau được phân loại như sau:
  • Additive:
Additive fact là những sự kiện được tóm tắt qua tất cả các Dimension trong bảng Fact. Nghĩa là tất cả các Dimension cần phân tích đều được thể hiện trong bảng Fact. Bảng Sales_Fact là một ví dụ tốt cho loại Additive fact.

  •         Semi-Additive: 
Semi-Additive fact là những sự kiện có thể được tóm tắt cho một số Dimension trong bảng Fact chứ không phải là những bảng khác. Ví dụ như Inventory_Daily_Fact được tóm tắt thông qua Store_Dimension chứ không phải là Time_Dimension như Sales_Fact.


  •        Non-Additive:
Non-Additive fact là những bảng sự kiện không được tóm tắt cho bất kỳ Dimension hiện tại nào trong bảng Fact.
Ví dụ như bảng Fact tính toán phần trăm, tỉ lệ.


  •      Factless Fact Table:
Trong thực tế, có thể có một bảng Fact mà không chứa phép đo (measure) hay sự kiện (fact) nào. Các bảng đó được gọi là “Factless Fact tables”.

Ví dụ: Một bảng Fact mà chỉ có mã sản phẩm và khóa ngày (Product_key & Date_key) là factless fact. Rõ ràng là không hề có measure nào trong bảng này. Nhưng nhìn vào bản này có thể thống kê (đếm) được có bao nhiêu sản phẩm bán ra trong một khoảng thời gian.

***Tóm lại, một bảng Fact bao gồm các sự kiện tổng hợp thường được gọi là bảng tóm tắt (Summary tables).

~~~Mai Huynh~~~

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Cái chết oan ức của chim ưng

 

CÁI CHẾT OAN ỨC CỦA CHIM ƯNG


Mờ sáng hôm ấy, Đại Hãn - vị hoàng đế vĩ đại trên thảo nguyên Mông Cổ cùng những chiến tướng vào rừng đi săn. Khu rừng mọi hôm yên ắng, hôm nay bỗng rộn lên tiếng người cười nói, tiếng vó ngựa, tiếng chó sủa… Trên cổ tay Đại Hãn ngất nghểu con chim ưng mà ông rất mực yêu quý.

Vào thời đó, chim ưng được huấn luyện để đi săn. Chỉ cần nghe hiệu lệnh của chủ nhân là con chim bay vút lên cao nhìn dáo dác xung quanh tìm kiếm con mồi. Nếu phát hiện thấy nai hoặc thỏ, nó sẽ lao xuống như tên bắn và vồ chặt chúng. Mặt trời bắt đầu khuất dần sau các dãy núi nhưng Đại Hãn và đoàn tùy tùng vẫn chưa săn được nhiều con mồi như mong đợi.

Nóng lòng, Đại Hãn thúc ngựa vượt lên phía trước tách khỏi đoàn. Ông đã quá quen thuộc với khu rừng này. Trong khi mọi người tiếp tục đi theo con đường cũ thì ông lại chọn con đường xa hơn, chạy xuyên qua thung lũng giữa 2 dãy núi.

Sau nhiều giờ quần thảo trên ngựa dưới sức nóng của buổi chiều hè, hoàng đế bắt đầu cảm thấy khát nước. Con chim ưng vụt khỏi cổ tay ông và lao vút đi, ông tin là nó sẽ tìm được đường quay về. Chợt ông thấy có nước rỉ ra từ một ghềnh đá. Đại Hãn xuống ngựa, lấy từ trong túi săn một cái cốc nhỏ bằng bạc rồi bước đến hứng những giọt nước đang rỉ ra.

Ông kiên nhẫn và biết rằng phải lâu lắm cốc nước mới đầy. Miệng ông khát đắng nên không kịp chờ nước đầy ly, ông vội đưa ngay lên miệng chuẩn bị uống. Bất thình lình, một âm thanh vút lên từ trên không và một vật xẹt ngang tay ông, chiếc ly rơi xuống đất. Thì ra đó là con chim ưng yêu quý của ông. Con chim ưng bay tới bay lui thêm vài lần rồi buông cánh đậu giữa các vách đá bên khe nước.


Đại Hãn nhặt chiếc ly lên và một lần nữa đưa vào hứng lại từng giọt. Lần này ông không đợi lâu hơn. Khi hứng được gần nửa ly, ông nâng ly lên miệng nhưng trước khi chiếc cốc chạm vào môi, con chim ưng lại bay vụt xuống và làm rớt ly nước khỏi tay ông. Đại Hãn bắt đầu nổi giận. Ông tiếp tục lần nữa và lần thứ ba con chim ưng lại đánh đổ ly nước. Đại Hãn vô cùng giận dữ, hét lớn:

- Con vật khốn kiếp kia, sao ngươi dám làm như thế?

Đừng để ta bắt được ngươi, không thì ta sẽ vặn cổ ngươi đó! Và rồi ông hứng lại ly nước khác. Lần này trước khi đưa lên miệng uống, ông rút gươm cầm trên tay.

- Nào, đây là lần cuối cùng ta chịu đựng ngươi đó!

- Đại Hãn nóng giận hét lên thành lời. Gần như ông vừa dứt hết câu, con chim lao nhanh xuống và hất mạnh ly nước. Giờ đây, nhà vua không tha thứ được nữa. Một lằn sáng vút lên và thanh gươm của ông chém trúng con chim.

Con chim đáng thương nằm quằn quại và giẫy chết dưới chân chủ nhân nó. Không chút xót thương, Đại Hãn gằn giọng:

- Cái chết thật xứng đáng với tội láo xược của nhà ngươi.

Khi phát hiện chiếc ly bị rơi vào giữa 2 tảng đá và ông không thể với lấy nó được, ông tự nhủ ‘Ta sẽ uống nước tại con suối’. Và ông bắt đầu leo lên sườn đá dốc, ngược theo dòng nước chảy để lần đến con suối.

Khi đến nơi, con suối mà ông nghĩ thực ra chỉ là một vũng nước nhỏ, nhưng vật nằm trong đó đã làm nước trào hẳn ra ngoài. Và chính vật này khiến Đại Hãn hoảng sợ thật sự: Một con rắn lớn, nổi tiếng là loài cực độc, đang nằm chết rữa giữa vũng nước. Đại Hãn đứng khựng lại, quên cả cơn khát cháy cổ.

Ông đau đớn khi nghĩ đến hành động vừa rồi của mình, cơn tức giận nhất thời đã khiến ông vung gươm giết chết con chim yêu quý - chỉ vì nó muốn cứu mạng ông. Kể từ đó, hình ảnh con chim ưng giẫy chết trong vũng máu luôn nhắc nhở ông đừng bao giờ hành động điều gì trong cơn tức giận.

(ST)